Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Chủ tịch tập đoàn Apple lại khốn đốn?


Steve Jobs, con người lừng danh của nền kinh tế kỹ thuật số không phát minh ra các công nghệ mới, ông ấy chỉ cải tiến những gì hiện có.
Trong một bài phỏng vấn mới diễn ra, khi được hỏi liệu iPhone có phải là xu hướng điển hình về sự kết hợp giữa CNTT và ngành viễn thông, Chính Jobs đã thừa nhận điều này.
“Tôi không muốn mọi người coi nó như một máy vi tính”, ông cho biết, “tôi coi nó như một “tái phát minh” của điện thoại”.
Nếu như iPhone thành công về mặt thương mại, thì đây sẽ là bằng chứng về quyền lực và ảnh hưởng của Jobs đối với thị trường tiêu dùng thế giới.
Quả thực, dường như đôi khi ông này còn có khả năng thách thức cả lực hút của trái đất.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý tưởng thiết kế liên tục đạt được thành công nhanh chóng, Jobs cũng gặp phải những thất bại đau đớn.
Mẫu máy tính Next của ông, từng được phát triển vào thập niên 80 trong thời gian ông bị trục xuất khỏi Apple và vốn định dành cho một trường đại học, đã không bao giờ tìm được vinh quang (Dù thất bại về thương mại, nhưng Next đã được Tim Berners-Lee sử dụng để phát triển từ khái niệm nguyên bản của World Wide Web).
Trường hợp tương tự xảy ra với máy tính Macintosh G4 Cube, được giới thiệu vào năm 2000, khi sản phẩm này cũng thất bại trên thị trường dù đã từng được coi như một sáng tạo có tính nghệ thuật trong lĩnh vực thiết kế máy tính công nghiệp.
Thực tế, khi máy tính Macintosh - cũng được thiết kế bởi một nhóm không rõ danh tính - được giới thiệu vào tháng 1/1984, nó cũng đã nhận được những phản ứng từ dư luận giống như đối vớI iPhone trong tuần này. Nhưng một năm sau đó, những thiếu sót của thế hệ máy Macintosh đầu tiên đã khiến Jobs phải trả giá bằng chính việc làm của mình tại công ty mà ông đã thành lập cùng ngườI bạn từ thời cấp 3 Steve Wozniak chín năm trước đó.
Dù có cái giá khá cao là 2.495USD, Macintosh ban đầu đã bán rất chạy. Nhưng mọi dự đoán của Jobs về doanh số lớn đã không thể được hiện thực hóa. (Hôm 9/1/2007 vừa rồi, tương tự, ông này đã đặt mục tiêu cho iPhone là 1% thị trường điện thoại di động thế giới cho đến cuối năm 2008).
Sai lầm của Mac một phần là do giá cả, cũng một phần là do Jobs đã cố tình giới hạn khả năng bành trướng của sản phẩm. Với việc quả quyết rằng một kết nối dữ liệu chậm là vừa đủ, “canh bạc” của Jobs đã sụp đổ khi Apple ngừng sản xuất và ông bị Giám đốc điều hành John Sculley, người đã từng được ông đưa vào làm việc, buộc phải rời công ty.
Trong một tình huống tương tự, Jobs đang “đánh cược” rằng khách hàng sẽ chịu trả một cái giá cao (499 hoặc 599 USD) cho iPhone và có vẻ như ông này cũng đã tìm cách hạn chế sức bành trướng của sản phẩm.
Hiện tại, iPhone không tương thích với các mạng dự liệu vô tuyến 3G mặc dù người của Apple cho biết thiết bị này có thể sẽ được nâng cấp lên 3G bằng phần mềm nếu như Apple có quyết định ứng dụng tính năng này.
Ngoài ra, Jobs cũng có vẻ như đang hạn chế khả năng của các nhà phát triển phần mềm thuộc bên thứ ba trong việc viết các ứng dụng cho thiết bị cầm tay mới như nhạc chuông, chương trình xử lý văn bản.
Để an toàn, chiến lược này không hề hạn chế sự thành công của iPod, thiết bị vốn đã trở thành tuyên ngôn về thời trang trong suốt nửa thập kỷ qua. Tuy nhiên, “vương quốc” của di động số đang nhanh chóng mở rộng thành “vương quốc” của máy tính cá nhân. Những “ông vua” về thiết bị cầm tay – Microsoft, Motorola, Nokia, Palm, Research in Motion, Samsung và Sony Ericsson – đều đang tiến lên theo hướng sản xuất các thiết bị ngày càng giống những “PC bỏ túi”.
Jobs cũng đang đi theo con đường này, dù có vẻ như ông ta muốn kiểm soát thiết bị của mình chặt chẽ hơn nhiều so với các đối thủ.
Ông cho biết:” Chúng tôi xác định rõ mọi thứ trên điện thoại. Bạn sẽ không muốn chiếc điện thoạI của mình giống một PC đâu. Điều tồi tệ có thể gặp phải là khi bạn nạp vài ba ứng dụng vào máy, sau đó gọi cho ai đó và…. máy không hoạt động nữa. Những sản phẩm này giống iPod hơn là máy tính”.
Ông còn nhấn mạnh rằng mẫu iPhone sẽ không giống bất kỳ thiết bị nào của ngành công nghiệp không dây.
“Những thiết bị này cần để làm việc, và bạn sẽ không thể làm việc nêu như nạp bất kỳ phần mềm nào vào chúng. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể mua phần mềm nào đó để nạp vào máy từ chúng tôi, cũng không có nghĩa là chúng tôi sẽ phải viết tất cả các phần mềm, mà chỉ có nghĩa là cần có một môi trường được kiểm soát”.
Các chuyên gia phát triển phần mềm tại Macworld Expo, hội trợ thương mại nơi Jobs giới thiệu iPhone, cho biết họ họ có những quan điểm rất thận trọng về chiếc điện thoại này. Một vài người cho rằng hầu hết tiện ích của iPhone sẽ phụ thuộc vào các tính năng bổ sung mà Apple quyết định thêm vào trong phiên bản trình duyệt Safari Web là một phần của hệ thống.
Nếu trên iPhone có chương trình chạy Adobe Flash, và nếu nó hỗ trợ các chuẩn Internet đang được sử dụng rộng rãi bởi các chuyên gia phát triển một loạt các dịch vụ Web, thì có lẽ quyết định hạn chế phát triển phần mềm của Apple là không thành vấn đề.
Quả thật, Jobs đã biến rất nhiều chuyên gia phân tích trong ngành và các chuyên gia nghiên cứu độc lập trở thành tín đồ của mình.
Michael J. Kleeman, từng là một giám đốc trong ngành viễn thông và hiện là chuyên gia nghiên cứu của ĐH California, San Diego (Mỹ), cho biết:” Ông ấy đang cạnh tranh như vẫn thường làm, như một nhà sản xuất thiết bị tiêu dùng kết hợp luôn để ngườI khác làm nết các phần việc còn lại. Và ông ấy có thể giúp các nhà đầu tư kiếm lời”.
Còn có rất nhiều vấn đề thú vị về thiết kế của hệ thống vẫn chưa được giải đáp và các chuyên gia phân tích cho biết thiết kế thực sự của thiết bị này sẽ không thể được lĩnh hội một cách đầy đủ cho đến khi các iPod nằm trong tay khách hàng vào tháng 6 tới.
Jobs cho biết Apple vẫn chưa quyết định liệu có sử dụng dich vụ thoại qua Internet như Skype hay không, đây sẽ là vấn đề gây bất đồng với Cingular, hãng cung cấp độc quyền iPhone, vì như vậy hãng này sẽ mất đi doanh thu từ dich vụ thoại di động.
Ngoài ra, Jobs sẽ “đi bao xa” trong việc để thiết bị này thay thế PC và Macintosh vẫn là điều chưa rõ ràng.
Có thể chủ tịch Apple đã tìm ra kẽ hở giữa hai “vương quốc” và đang lấp đầy nó một cách có lợi.
“Apple đang ở vị thế độc nhất để có thể xây dựng thành công một thiết bị cá nhân có thể thực sự đáp ứng những kỳ vọng còn thiếu.” Michael Hawley, người từng là thành viên của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) và là bạn của Jobs nhận xét như vậy.
Nguyễn Nam (Theo NewYork Times)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét