Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Lãng phí và ý thức giữ gìn của công


Giới trẻ nhìn nhận thế nào về tình trạng lãng phí và ý thức giữ gìn của công hiện nay ở Việt Nam? Họ cần làm gì để có được ý thức đó, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất hàng ngày, đơn giản như tắt các thiết bị điện trước khi rời công sở, trường học hay biết trân trọng từng bông hoa, ngọn cỏ nơi công cộng?

            “Sự lãng phí làm Việt Nam mỗi năm tổn thất 2% GDP, tương đương 1 tỉ USD”. – Đó là nhận định của giáo sư David Dapice của Đại học Harvard trong Hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới ở Việt Nam diễn ra tại Hà Nội tháng 6/ 2006. “Nếu điều này kéo dài trong vài năm, sự khác biệt sẽ rất lớn và lên tới vài tỉ USD mỗi năm…”
Giới trẻ phải làm gì để hình thành ý thức tiết kiệm? (Nguồn ảnh: Internet)
 
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng ý thức giữ gìn của công” được nhắc đến khá nhiều trong câu chuyện lãng phí ở Việt Nam. Từ những chuyện tưởng rất nhỏ như việc sử dụng điện, điện thoại, internet, giấy photocopy tràn lan vô tội vạ nơi trường học, công sở cho đến những chuyện “to bằng con voi”. Điều nguy hại là những việc làm đó ai cũng thấy, ai cũng biết nhưng “cha chung không ai khóc”. Thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm đối với “của công” đã vô hình chung làm ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội và lớn hơn là lợi ích quốc gia và dân tộc.
 
Vậy các bạn trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước - các bạn nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Các bạn có hành động gì để có ý thức giữ gìn của công bắt đầu từ những việc làm bình thường nhất như tắt các thiết bị điện trước khi rời phòng học, công sở hay biết trân trọng từng bông hoa, ngọn cỏ nơi công cộng? Làm như vậy có phải là bạn đang cùng nhiều người chung tay đẩy lùi tệ lãng phí - một trong những “quốc nạn” lớn của đất nước khi chúng ta đang đứng trước vận hội phát triển mới của dân tộc?
Nhung Phan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét