Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Đạo nhạc (Sưu tầm)

Đạo nhạc
11:43 10 thg 4 2010Bạn bè0 Lượt xem0
 
Bắt tay viết bài này, chúng tôi tìm tới một số nhạc sĩ để trao đổi ý kiến, nhưng lại bị từ chối khéo hoặc hẹn lần. Đã vậy, một nhạc sĩ tên tuổi còn khẳng định: số nhạc sĩ không “đạo” nhạc hiện nay có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phải chăng sự nhận định này có phần khắc nghiệt? 


Bộ CD “lậu” thu thập các ca khúc bị cho là đạo nhạc ở Việt Nam. Ảnh: T.V.

Từ cá nhân cố tình “đạo” nhạc... 


Vài năm lại đây, tình trạng “đạo” nhạc trở nên khá phổ biến. Mới đầu là những nhạc sĩ trẻ, ít tên tuổi, càng về sau càng đáng quan ngại hơn khi người “đạo” nhạc lại là những nhạc sĩ có tiếng thuộc thế hệ lớp trước. Còn nhớ, 4 năm trước, thị trường băng đĩa lậu tung ra một bộ 10 đĩa CD 101% Copy - cover 2004, làm chấn động những người làm nhạc lẫn khán giả yêu nhạc. 


Hàng loạt nhạc sĩ tên tuổi và những ca khúc của họ bị phát giác là sản phẩm copy. Có thể kể: nhạc sĩ Quốc Bảo với Tuổi 16 (copy từ Renaissance fair), Ngồi hát ca bồng bềnh (giống hệt The clock ticks on của Blackmore’s Night), Để anh cháy cùng em (giống Dance with me của Debelah Morgan), Ánh trăng (giống Can’t wait của Yuki Hsu - Yoo Seung Jun). Nhạc sĩ Phương Uyên có: Anh tôi (giống ca khúc Biết không còn của Nhậm Hiền Tề), Mẹ yêu (giống Anh yêu em của Vương Kiệt), Búp bê biết yêu (copy giai điệu bài hát Get the party started). Nhạc sĩ Lê Quang có Tình xót xa thôi (giống giai điệu ca khúc Well well). Vĩnh Tâm có ca khúc Tình yêu tìm thấy (giống Seven days của Craig David), Hãy cho em ngày mai (giống Let me be the one của SwiT)… danh sách này còn có Thái Thịnh, Minh Kha, Quang Huy, Hàn Vy… Chuyện thật hy hữu khi bộ CD “lậu” này được xem là cơ sở để Cục Nghệ thuật biểu diễn thẩm định lại và đưa ra danh sách có tới 70 ca khúc bị nghi là “đạo” nhạc. 


Mới đây, thị trường âm nhạc lại ồn ào chuyện ca sĩ Bảo Thy “cầm nhầm” ca khúc Pussycat Dolls; Vầng trăng khóc của Nguyễn Văn Chung giống với ca khúc Paj Huab Lis của Thái Lan; Clip Honey của Hồ Quỳnh Hương giống Jiu Shi Ai của Thái Y Lâm; ca khúc Hãy nói anh yêu em do Vĩnh Tâm viết riêng cho Trà My được phát hiện giống hệt một ca khúc Hàn Quốc. Minh Vương - sinh viên Nhạc viện có ca khúc Mưa gửi dự thi Bài hát Việt và nhận giải Bài hát được yêu thích nhất của tháng, nhưng cuối cùng bị phát hiện là sản phẩm copy từ bài Aitai của Hàn Quốc… 


Vấn đề là các ca khúc bị “đạo” nhạc thường có xuất xứ từ nước ngoài, nên hiếm thấy tác giả của những bài hát ấy lên tiếng (vì đã chắc gì họ theo dõi âm nhạc Việt Nam để phát hiện được). Nhưng thời gian gần đây, tình hình xem ra nhức nhối hơn, khi nhạc sĩ của ta “đạo” lẫn nhau. Mê khúc của Bảo Phúc một thời ầm ĩ vì anh quên không đề tên tác giả chính Anh Thoa.

Hồi đầu năm 2008, nhạc sĩ trẻ Vương Quốc Tuân phát hiện ca khúc Em của mình đã bị Thiên Ân biến thành ca khúc Đánh mất nhưng vẫn giữ nguyên 100% phần nhạc và lời. Giám đốc Trung tâm Văn hóa Quận 1 Bùi Thế Hùng lấy ca khúc Người đốt đuốc soi đường của cố nhạc sĩ Xuân Hồng, chỉnh sửa đôi chút và biến thành ca khúc của mình với tên gọi Ngọn đuốc soi đường. Mới đây thôi, nhạc sĩ Vũ Hoàng thản nhiên nhận Về đất Lam Sơn – đứa con tinh thần của nhạc sĩ Lê Minh thành “con” của mình, mà chẳng cần chỉnh sửa cả lời lẫn nhạc!.
 

Đến đơn vị, tập đoàn ngang nhiên vi phạm
 

Mở truyền hình cáp bây giờ, thấy kênh nào cũng quảng cáo rầm rộ việc tải chuông điện thoại từ đầu số 8X… Có nơi tiền nhắn tin lên tới 15.000 đồng/tin nhắn. Rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ và ngay Trung tâm bản quyền âm nhạc VN tại TPHCM cũng cho biết: chưa có một kênh truyền hình nào xin phép hay mua bản quyền để sử dụng cho dịch vụ này. Như vậy, dịch vụ tải nhạc chuông trên kênh truyền hình số hiện nay là đang công khai vi phạm bản quyền bản ghi âm. 


Mới đây là vụ Hiệp hội ghi âm Việt Nam (RIAV) đang tiến hành khởi kiện Nokia về việc vi phạm bản quyền ghi âm, khi Nokia cho khách hàng của mình tải 1.000 bài hát trong kho hơn 10.000 bài hát mà chưa xin phép chủ sở hữu của các ca khúc này. Phía Nokia đùn đẩy trách nhiệm vì cho rằng họ mua các ca khúc này từ FPT, vì thế RIAV phải làm việc với FPT. Trong khi đó, kênh nhacso.net của FPT cũng đang sử dụng rất nhiều bài hát thuộc quyền sở hữu của các thành viên RIAV, mà chưa hề xin phép họ. 


Phía RIAV cho rằng, Nokia sử dụng sản phẩm của họ vào mục đích kinh doanh, mà chưa xin phép nên Nokia phải nhận trách nhiệm và có nghĩa vụ cùng RIAV giải quyết các vấn đề. Việc FPT sai như thế nào và sai đến đâu, RIAV sẽ làm việc sau. Dù rất muốn giải quyết sự việc một cách êm đẹp, ổn thỏa giữa đôi bên mà không cần phải kiện thưa ra tòa, nhưng vì Nokia thiếu thiện chí như hiện nay nên “RIAV vẫn sẽ tiến hành khởi kiện trong thời gian ngắn nhất” – bà Trương Thị Thu Dung, Phó Chủ tịch thường trực RIAV cho biết. 


Được biết, một năm trước đây một số mạng cũng lấy bản ghi âm của các ca sĩ, nhạc sĩ, các hãng băng đĩa bán cho các đơn vị điện thoại, karaoke… nhưng khi bị phản ứng họ đã gỡ bỏ trang này. Khi nước ta đã gia nhập Công ước Berne và Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã qui định rõ ràng, thì việc copy và “ăn cắp” bản quyền dù dưới hình thức nào cũng cần phải được xử lý thích đáng. 


Nhạc sĩ không thể bao biện việc copy của mình là “học tập, ảnh hưởng lẫn nhau” để đánh mất lòng tự trọng của người nghệ sĩ sáng tác. Còn các đơn vị, tập đoàn cũng không thể nói là “tôi mua nhầm” để lẩn tránh trách nhiệm. Đã đến lúc không thể kêu gọi lòng tự trọng, danh dự, mà pháp luật cần can thiệp mạnh tay hơn. 


Ý kiến một số nhạc sĩ:
 
Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Ngày nay, người làm âm nhạc có hai loại: hành nghề để kiếm lợi, kiếm danh và làm nghệ thuật, nghĩa là hành nghiệp. Hành nghề cũng như làm kinh doanh vậy, có chiếm dụng vốn, trốn thuế, lậu thuế, với người hành nghề âm nhạc, làm vậy có nghĩa là “đạo” nhạc. Còn hành nghiệp là người làm vì yêu nghề, sống chết với nghề. Loại này rất hiếm. Bản thân tôi “đạo” của chính mình còn thấy xấu hổ với bạn bè vì mình làm nghệ thuật mà chẳng có gì mới cả.

* Nhạc sĩ Hà Quang Minh: Viết nhạc trên nền hòa âm cũ, nhưng làm lại giai điệu mới thì được gọi là ứng tác. Thế giới cũng đã có người làm việc này, nhưng người ta dám nhận và ghi là ứng tác theo ai đó. Còn ở Việt Nam, dám lấy nhưng không dám nhận...

* Nhạc sĩ Việt Anh: Khi sáng tác dễ dàng quá, giai điệu hay quá là tôi phải dừng lại ngay và xem xét lại, sau đó hát cho bạn bè nghe xem có giống với ai không. Người nhạc sĩ thường nghe rất nhiều, cái gì hay thường đọng lại rất lâu. Thành ra, tôi phải rất cẩn trọng trong những sáng tác của mình.

* Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Người nhạc sĩ phải có bản năng phòng vệ. Khi thấy khuôn nhạc hay quá, lời lẽ bay bổng quá và nó đến một cách hết sức dễ dàng, là phải dừng lại ngay để kiểm tra lại. Đó chính là lòng tự trọng của người sáng tác.

Mọt nhạc sĩ nổi tiếng (không ghi rõ họ tên ):
Bài đăng trên blog của nhà thơ ĐỗTrung Quân

Một ca khúc tôi yêu thích!

lẽ ra không nhắc chuyện này nữa.nó chỉ là cỏn con trong vô vàn sự kiện của đời sống.vụ ns họ Vũ đạo nhạc của một ns ít tên tuổi hơn mình (dù chưa chắc tên tuổi không có).bài "sông quê" của Lê minh cũng là một ca khúc Nam Bộ hay.nhắc lại vì thấy sự đời quyền lực "chung chiếu,chung xuồng" vẫn là thứ có thật.vụ đạo nhạc Ban kiểm tra hội âm nhạc đã kết luận họ Vũ sai,nên xin lỗi.nhưng xin lỗi là thứ văn hoá cao.không phải ai làm cũng được.vậy thì tuỳ.nhưng gần đến ngày kỷ niệm Nhà giáo VN.đài truyền hình HTV.trực tiếp đêm qua 17-11.vẫn phát ca khúc Bụi phấn của Họ Vũ.điều ấy không lạ gì vì nơi đây,suốt 15 năm họ Vũ là cộng tác viên đắc lực ,luôn có mặt trong BGK cuộc thi THTH.Là uỷ viên BCH hội âm nhạc cùng với ông Nguyễn Nam trưởng phòng ca nhạc của HTV.cùng chiếu cùng giường với nhau.cần nhớ lại khi họ Vũ mở chiến dịch tuyên chiến với đạo nhạc và từng có những phát biểu cực kỳ "đạo đức và nảy lửa" trên báo chí -trường hợp ns Bảo Chấn -Quốc Bảo mấy năm trước.thì trên HTV mặc nhiên không còn ca khúc nào của 2 ns này được phát(nhấn mạnh-trong thời điểm đó của báo chí và công luận).chiến dịch gay gắt tới mức đã gây nguy hiểm,khủng hoảng cho con em của ns BC,đã đẩy anh vào suy sụp mà nếu không còn những bạn bè chia sẻ,an ủi hậu quả tan nát,bi thảm trong gia đình anh là tất yếu.đời-chẳng ai không có lần sảy chân.nhưng không có nghĩa là chấm hết nếu...

họ Vũ xuất thân nhà giáo-là gương mặt tích cực của phong trào sv thành phố nhiều năm qua,là người luôn ngồi vị trí phán xét,cầm cân nảy mực nhiều cuộc thi ca hát.ngày nhà giáo thường không thể thiếu ca khúc của ông trên phương tiện truyền thông.HTV đưa ai và giới thiệu ai là quyền của họ.chỉ không biết những nhà giáo chân chính đang có mặt trong khán phòng,những người tận tuỵ,đích thực nghĩ gì khi câu chuyện chỉ mới hôm qua với một ns lẽ ra cần ngay ngắn bởi cùng ngành với họ.tôi không quen thói la làng "bớ người ta! bớ công an!..."mỗi khi dính dáng tới chuyện nghệ thuật.thói quen xấu ấy cần khai tử nó.HTV có quyền của mình.chỉ nói rằng thế là không sòng phẳng với những người không cùng "chiếu",không sòng phẳng với chính khán giả của mình.(nếu HTV sòng phẳng thứ thiệt cũng đừng phát "phượng hồng" tôi với tư cách tác giả phần lời- cảm ơn muôn trùng)

riêng tôi! tôi có một ca khúc yêu thích , và sẽ hát nó trong ngày này "hôm nay em trở về thăm trường cũ...đòn gánh cầm tay thầy í đâu rồi!" tất nhiên càng không thể hát trên HTV.

nhưng tự thấy nó sòng phẳng với ns Bảo Chấn-Quốc Bảo.dù chỉ hát trên blog của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét