Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Hán Cao Tổ


13:40 19 thg 10 2010 
http://img.news.zing.vn/img/101/t101569.jpg

Hạng Vũ
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f6/Hangaozu.jpg

Hán Cao đế
http://link.photo.pchome.com.tw/s08/wooldna/111/122183061363/

Hàn Tín
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0f/Zhang_Liang.jpg/350px-Zhang_Liang.jpg

Trương Lương


Hán Cao Tổ
 (chữ Hán: 漢高祖; bính âm: Gāozǔ; 256 TCNhay 247 TCN – 1 tháng 6 năm 195 TCN) là vị vua sáng lậpnhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tên huý ông là Lưu Bang(劉邦). Vì ông là con thứ 3, nên được gọi là Quý. Sử quan đời Hán kỵ húy gọi ông là Lưu Quý. Ông là người làng Trọng Dương, ấp Phong, quận Bái, ở ngôi từ năm 202 TCN đến 195 TCN.
Theo Sử ký Tư Mã ThiênLưu Bang có nhiều tướng lạ. Ông không lo nghĩ đến sản nghiệp, không câu nệ chuyện nhỏ nhặt. Tính tùy tuy khá buông thả, song rộng rãi, sáng suốt, nhanh trí, khôi hài, mà lại có trách nhiệm - đều là những đức tính giúp ông dựng nên cơ nghiệp.
Lớn lên, ông làm Đình Trưởng ở Tứ Thượng. Từ đó, ông quen biết và thân thiện với những người như Hạ-hầu Anh, Tiêu Hà, Tào Tham. Nhà Tần có nhiều công trình xây dựng. Là Đình Trưởng, ông phải đưa sai dịch đến Lịch Sơn. Đường xa, nhiều người bỏ trốn. Thấy rằng đến nơi thì chẳng còn ai, ông bèn tha hết những người còn lại và trốn theo họ vào vùng núi Mang. Những người này tôn ông làm thủ lĩnh.
Lúc bấy giờ, cơ chế nhà Tần suy yếu. Trần Thắng khởi nghĩa, khắp Sơn Đông, Hà Bắc các nơi nhao nhao hưởng ứng. Quan lại địa phương của Tần không chế ngự được. Quan huyện của Bái vì thế cũng muốn khởi quân tham gia, hỏi kế huyện lại như Tiêu HàTào Tham. Tiêu, Tào khuyên quan huyện cho gọi nhóm của Lưu Bang về làm thanh thế. Quan huyện bèn sai Phàn Khoái mời Lưu Bang. Lưu Bang cùng đồng đảng đến nơi, quan huyện đổi ý, đóng cửa thành, lại muốn giết cả Tiêu, Tào vì sợ những người này làm nội ứng. Tiêu, Tào trốn theo Lưu Bang, bàn kế cho Lưu Bang bắn thư vào thành thuyết phục các bậc trưởng lão để họ cho con em đuổi quan huyện để đón mình. Kế thành công. Lưu Bang được tôn làm Bái Công lãnh đạo con em huyện Bái tham gia khởi nghĩa. Từ đó,ông đánh đông chiếm tây, đánh bại các quan cai trị địa phương tạo thế lực.
Song các thế lực cát cứ nhiều người có thanh thế hơn ông. Ông cô thế, nghe tin quân khởi nghĩa của Hạng LươngHạng Vũ đánh quân Tần ở Thành Dương, Bộc Dương, Ung Khâu, chém Thái Thú Tam Xuyên của Tần là Lý Do. đến đất Tiết, ông đến xin theo, được Hạng Lương cấp thêm binh sĩ. Ông cùng
Trước đó, Trần Thắng bị quân Tần giết, Hạng Lương tôn hậu duệ nước Sở tên Tâm lên ngôi, tức Sở Hoài Vương. Sau, Hạng Lương thua trận chết ở Định Đào, Sở Hoài Vương đích thân chỉ huy quân đội, dời đô đến Bành Thành (gần mặt trận) để ổn định tình hình. Sở Hoài Vương giao ước với các tướng lĩnh và chư hầu rằng: 'Ai vào Hàm Dương trước được làm vua nước Tần'. Sau khi giết được Hạng Lương, quân Tần do Chương Hàm chỉ huy vượt Hoàng Hà sang bắc đánh quân khởi nghĩa ở nước Triệu. Triệu cầu cứu, Sở Hoài Vương phong Tống Nghĩa làm Thượng Tướng Quân thống lĩnh quân đội đi cứu Triệu. Song Tống Nghĩa đồn binh không tiến. Hạng Vũ bèn giết Tống Nghĩa, tự mình thống lĩnh quân đội, vượt Hoàng Hà đến cứu Triệu.
Trong lúc này, Lưu Bang đánh quân Tần ở vùng Sơn Đông, Hà Nam, theo lời Lịch Tự Cơ chiếm Trần Lưu để lấy thêm lương thực, rồi tiến đánh quân Tần ở Bạch Mã, Khúc Ngộ, Huỳnh Dương, Khai Phong, Dĩnh Dương. Xong ông chiếm ải Hoàn Viên, đánh Lạc Dương, chặn bến Hà Tân, rồi ra ải Hoàn Viên về phía tây vây Uyển Thành. Quan Thú Nam Dương của Tần đầu hàng. Ông rồi tiến đến Vũ Quan. Lúc này Chương Hàm vừa đầu hàng Hạng Vũ, nước Tần chấn động. Triệu Cao bèn giết Tần Nhị Thế, lập Tử Anh lên ngôi, tự giáng xuống chỉ làm Tần Vương mong giảng hòa với chư hầu. Lưu Bang theo kế Trương Lương hối lộ tướng Tần giữ Vũ Quan để quân Tần trể nãi, nhân đấy tập kích đánh bại quân Tần, rồi lại đánh bại quân Tần ở Lam Điền. Ông dẫn quân đến Bá Thượng, vua Tần Tử Anh đầu hàng.
Hán Sở tranh hùng :
Coi toàn bộ lãnh thổ Tần cũ đều thuộc quyền cai trị của mình, Hạng Vũ phân chia lại các vùng đất không chỉ của Tần mà của cả các nước chư hầu khác có tham gia vào cuộc khởi nghĩa thành 19 quận huyện. Hạng Vũ không thực hiện lời hứa của Sở Hoài Vương và nhanh chóng ám sát Hoài Vương. Thay vào đó Hạng Vũ chia Quan Trung thànhTam Tần. Lưu Bang chỉ được phong làm Hán Vương (Tứ XuyênTrùng Khánh và phía nam Thiểm Tây hiện nay).
Tại Hán Trung, Lưu Bang tập trung nỗ lực vào việc phát triển nông nghiệp và huấn luyện binh sĩ, nhờ đó tăng cường sức mạnh quân sự. Lưu Bang tấn công Tam Tần, chiếm Quan Trung và bắt đầu cuộc chiến sau này sẽ được gọi làHán Sở tranh hùng chống lại Hạng Vũ.
Dù Hạng Vũ có khả năng quân sự vượt xa Lưu Bang, nhưng lại không có tài chính trị. Hạng Vũ liên tục đánh bại Lưu Bang trên chiến trường nhưng mỗi thắng lợi lại càng làm mọi người xa lánh Vũ để quay sang ủng hộ Lưu Bang. Khi cuối cùng Hạng Vũ bị đánh bại, Vũ không thể hồi phục và phải tự sát.
Cuộc chiến kéo dài năm năm (206–202 TCN) và chấm dứt với thắng lợi của Lưu Bang. Sau khi đánh bại Hạng Vũ, Lưu Bang trở thành Hoàng đế Hán Cao Tổ, lập ra nhà Hán và đóng đô tại Trường An (Tây An (Xi'an) hiện nay).
Theo đánh giá của các nhà sử học, Lưu Bang hoàn toàn trái ngược với đối thủ Hạng Vũ. Trong khi  Hàn Tín (韓信) miêu tả Hạng Vũ là “có lòng nhân của đàn bà”, có nghĩa rằng, theo ý Tín, sự “nhân đức” của Hạng Vũ chỉ là nhỏ mọn và không mang lại lợi ích cho chế độ cũng như nhân dân của Vũ. thường được thể hiện là một người lãng mạn và quý phái, Lưu Bang thường bị coi là thô lỗ. Hạng Vũ luôn tỏ ra nhân đức đối với các tướng và lính tráng. Tuy nhiên, Vũ lại là một nhà chính trị kém cỏi.
Hạng Vũ cũng không biết cách sử dụng tài năng của các tướng; ví dụ, Hàn Tín từng là tướng dưới quyền Hạng Vũ, và sau này đã bỏ trốn theo Lưu Bang, trở thành danh tướng của họ Lưu, gây ra những tổn thất cực to lớn cho Hạng Vũ. Những vấn đề khác là cách đối xử tàn bạo của Hạng Vũ trong những chiến dịch quân sự, không chấp nhận phê bình và những lời khuyên khôn ngoan, cũng như không thể giao phó công việc cho người khác.
Trái lại, Lưu Bang là người dũng cảm và kiêu ngạo. Truyền thuyết cho rằng ông biết cách thao túng tướng lĩnh. Ông phong tước và cấp đất hậu hĩnh cho họ mỗi lần giành chiến thắng, vì thế ông được các tướng lĩnh quý mến. Tuy nhiên, khi đã trở thành Hoàng đế, để đảm bảo tối đa quyền lực chính trị của mình, Lưu Bang đã đàn áp họ một cách tàn nhẫn và hành quyết rất nhiều người để tránh mưu phản, đáng chú ý nhất là việc sát hại cận thần khai quốc Hàn Tínvà Bành ViệtAnh Bố buộc phải làm phản vì sợ cũng sẽ bị giết. Những điểm mạnh của Lưu Bang là khả năng đưa ra quyết định dựa trên những lời khuyên khôn ngoan của những người khác, sự sáng suốt thiên bẩm giúp ông biết rõ lời khuyên nào là tốt và lời khuyên nào không nên nghe theo; khả năng ủy thác công việc; và khả năng biết cách làm những người khác theo mình.
Trong khi Lưu Bang có thể đã có chủ ý làm giảm uy tín Hạng Vương, ông đã chính xác khi nói về nguyên nhân chiến thắng trước Hạng Vũ:
Phàm việc tính toán trong màn trướng mà quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm thì ta không bằngTử Phòng; trị nước nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ đứt thì ta không bằng Tiêu Hà; Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hàn Tín. Ba người này đều là những kẻ hào kiệt, ta biết dùng họ cho nên lấy đựơc thiên hạ. Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên mới bị ta bắt.
Một vụ việc liên quan tới Anh Bố cho thấy ông giỏi lấy lòng cấp dưới. Ban đầu Anh Bố là tướng của Hạng Vũ, và để thưởng cho những chiến thắng quân sự của Anh Bố, Hạng Vũ phong Bố làm Cửu Giang Vương. Tuy nhiên, Hạng Vũ rõ ràng đã không tin cậy vào Anh Bố và một lần khi Anh Bố đang ốm, không thể đem quân theo, Hạng Vũ đã phái người tới quở trách Bố và xem Bố có ốm thật không. Lo sợ điều đó nên khi Tùy Hà (隨何) được Lưu Bang phái tới thuyết phục Anh Bố thành lập liên minh, Bố đã theo Lưu Bang chống lại Hạng Vũ. Khi Anh Bố tới, Lưu Bang đang cởi trần và sai congái rửa chân, và ông đón tiếp Anh Bố với những lời lẽ ngạo mạn. Anh Bố thất vọng muốn tự sát. Tuy nhiên, một lần hộ tống Lưu Bang, Anh Bố thấy nhà cửa, đồ đạc, người hầu ở cung điện của Lưu Bang không khác gì nhà mình. Vì thế Anh Bố biết rằng những sự coi nhẹ ban đầu của Lưu Bang chính là lòng ưu đãi coi Bố tương tự như những vị tướng khác, và Anh Bố đã trở thành một vị tướng quan trọng trong những chiến dịch quân sự của Lưu Bang chống lại Hạng Vũ.
Hạng Vũ nói chung được coi là một anh hùng thất thế, trong khi nhiều người coi Lưu Bang là thô lỗ. Tuy nhiên, Lưu Bang đối xử khoan dung với người dân hơn tầng lớp quý tộc trước đó. Ông đúng là một vị vua được lòng dân, và vì thế đã tạo lập được một trong những thời đại hoàng kim trong lịch sử Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét