Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Nhà Thương



22:24 20 thg 1 2010

"Nhà Thương (tiếng Trung Quốc: 商朝Thương triều) haynhà Ân (殷代Ân đại), Ân Thương (殷商) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc. Theo biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ khoảng năm 1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử dựa theo Trúc thư kỉ niên thì khoảng thời gian này là 1556 TCNtới 1046 TCN. Các kết quả của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình coi khoảng thời gian này là từ 1600 TCN tới 1046 TCN.

Theo truyền thống lịch sử, nhà Thương tiếp nối sau triều đại có tính huyền thoại là nhà Hạ và trước nhà Chu. Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc ở vua Trụ. Nhà Thương bắt đầu nổi lên từ phía Tây châu thổ sông Vị. Bằng vũ lực, nhà Thương thống nhất vùng đồng bằng phía bắcTrung Quốc, xây dựng một đế chế theo kiểu những kẻ chinh phục khác: để lại phía sau một lực lượng đồn trú để kiểm soát dân chúng địa phương, biến vị vua ở đó trở thành một kẻ đồng minh phụ thuộc, cho phép ông ta kiểm soát công việc ở lãnh địa của mình, đánh thuế những nơi đã bị chinh phục.
Do việc trị thuỷ thời đó còn hạn chế, lũ lụt, thiên tai thường xuyên xảy ra, vì vậy phải thiên đô nhiều lần. Tới đời vua Bàn Canh (1401 - 1374 TCN), khoảng năm 1384 TCN nhà Thương đã chuyển kinh đô về đất Ân và từ đó ổn định ở nơi này. Vì vậy, nhà Thương còn được gọi là nhà Ân.(****)
Lúc này bên cạnh các vua nhà Thương có nhiều lãnh chúa và quý tộc. Một trò giải trí thường ngày của họ là tổ chức các cuộc đi săn. Vua và quý tộc ở tại những ngôi nhà lộng lẫy với tường bằng đất nện hay gạch bằng đất nung trong khi những người dân thường tiếp tục sống trong những ngôi nhà hầm như hồi sơ khai. Vị vua nhà Thương là vị chủ tế cao nhất, và ông ta có một bộ máy hành chính quan lại, gồm các vị quan, các vị chủ tế cấp thấp hơn và những người coi việc bói. Cũng giống như những nền văn minh dựa trên chiến tranh khác, họ cũng bắt nô lệ, những người nô lệ phải lao động và trồng cấy. Phụ nữ trong nền văn minh nhà Thương phụ thuộc vào đàn ông, những người phụ nữ quý tộc có nhiều tự do và bình đẳng hơn so với phụ nữ thường dân.
Trong triều đại nhà Thương, nền văn minh dọc sông Hoàng Hà đã đào những con ngòi dẫn nước tưới mùa màng. Các cộng đồng đã có rãnh thoát nước ra ngoài thành phố. Họ biết sản xuất bia từ . Họ mở rộng thương mại và sử dụng tiền dưới dạng vỏ ốc. Các thương gia đời Thương buôn bánmuốisắtđồngthiếcchì và antimon, một số thứ trong số chúng được nhập khẩu từ các nước xa xôi. Tới đầu năm1300 TCN một nền công nghệ đúc đồng đã phát triển. Công nghệ đúc đồng này muộn hơn so với châu Âu và Tây Ánhưng lại phát triển nhất trên thế giới.
Khoảng năm 1300 trước Công Nguyên chữ viết đầu tiên được biết đã xuất hiện ở nền văn minh nhà Thương - họ đã phát triển chữ viết có hơn ba nghìn ký tự, một phần là tượng hình và một phần là tượng thanh (ngữ âm –phonetic). Loại chữ viết này được thể hiện trên những phần xương phẳng của gia súc hay xương hươu, trên vỏ sòmai rùa và có lẽ trên cả gỗ. Chúng là những đoạn ghi chép liên quan đến việc bói toán tương lai. Bằng cách chọc một cái que nóng vào một cái xương hay vỏ sò, vật đó sẽ nứt ra, và những đường nứt biểu tượng cho các chữ cái sẽ cho biết câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi: thời tiết sẽ thế nào, có xảy ra lũ lụt không, sẽ được mùa hay mất mùa, khi nào là thời gian thích hợp nhất để săn bắn và đánh cá, các câu hỏi về sức khoẻ hay thậm chí về thời điểm thích hợp để xuất hành.và
Phía đông, bắc và nam của nền văn minh Thương bị người Thương coi là mọi rợ, gồm cả các dân tộc nông nghiệp sống dọc sông Dương Tử. Nhà Thương thường phái quân đội đi chiến đấu chống lại những kẻ xâm lăng, và nhà Thương cũng đi ra ngoài lãnh thổ để cướp bóc và bắt những người dân ngoại tộc cần thiết cho sự hiến tế.
Vua thứ 30 nhà Thương là Trụ Vương bạo ngược tàn ác, mất lòng nhân dân và các chư hầu.
Bộ tộc Chu ở sông Vị muốn nhân cơ hội nhà Thương suy yếu để tiêu diệt và thay thế từ nhiều năm. Trưởng tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương chiêu tập lực lượng chống Thương, nhưng chưa kịp khởi sự thì qua đời. Con Cơ Xương là Cơ Phát lên ngôi đã tập hợp chư hầu đi đánh Trụ Vương.
Khoảng năm 1122 TCN, hai bên quyết chiến ở Mục Dã. Quân Trụ Vương tuy đông nhưng binh lính không có tinh thần chiến đấu cho bạo chúa nên nhanh chóng tan rã. Trụ Vương chạy lên Lộc Đài tự thiêu mà chết. Nhà Thương diệt vong.
Cơ Phát lên ngôi vua (Chu Vũ Vương), phong cho con Trụ Vương là Vũ Canh ở đất Ân để giữ hương hỏa nhà Thương. Sau khi Vũ Vương chết, con là Thành Vương lên thay còn nhỏ. Vũ Canh thuyết phục được 3 người em Vũ Vương là Quản Thúc, Hoắc Thúc, Sái Thúc nổi loạn chống nhà Chu.
Phụ chính nhà Chu là Chu Công Đán mang quân dẹp loạn, giết Vũ Canh và lập người tông thất khác nhà Thương là Vi Tử Khải làm vua nước Tống. Tống trở thành một chư hầucủa nhà Chu, tồn tại đến thời Chiến Quốc, truyền nối được 34 vua thì bị nước Tề diệt (286 TCN)."
(Theo Wikipedia)
Đọc đến đây thấy hay quá ....Ah  Nhà Ân ư ? Nghe quen quá ..!!!!!
Vậy là nhà Ân khoảng năm 1766 TCN tới 1122 TCN,
Giặc Ân ...mà truyefn thuyết về Thánh Gióng có phai là quân nhà Ân ?
Xem lai sử ta :
"Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương hayXung Thiên Thần Vương, là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước.Trong trận chiến với nhà Ân Thánh Gióng cùng chiến đấu với ThánhHùng Linh Công, cả hai cùng hợp binh lại đánh một trận quyết định ở chân núi An Vũ Ninh Sơn. Hùng Linh Công là cháu ruột Vua Hùng, một danh tướng thuộc đời Hùng Vương thứ sáu (1718 - 1631 TCN), ông được vua trao cho kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cùng với Thánh Gióng đánh tan giặc Ân. Ông được vua Hùng giao cho cai quản xứ Kinh Bắc, ông cũng có công trừ hổ để giữ cuộc sống an bình cho dân"
Xem lai thời gian thì khớp quá !
Nhung trận chiến trên xảy ra ở đâu ?
"hợp binh lại đánh một trận quyết định ở chân núi An Vũ Ninh Sơn. 
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
"

Luận "Hạng Vũ" (Phần II)

13:05 19 thg 1 2010

Hạng Vũ là một trong hai nhà đại quân sự tài ba trong cuộc chiến tranh Sở Hán (Hạng Vũ, Hàn Tín). Nhung việc thất bại lớn nhất của Hạng Vũ trong cuộc chiến tranh này chính lại là sự thiếu nhãn quan chiến lược trong cuộc chiến tranh đó. Nếu như Hạng Vũ tổ chức mở rộng chiến trường phương bắc trước khi Lưu Bang sai Hàn Tín tổ chức trận địa ở phương bắc. Nếu như Hạng Vũ chú ý tới việc ban đầu Hàn Tín mở rộng chiến trường phương bắc mà chú tâm ứng chiến với chiến trường đó thì cuối cùng Lưu Bang cũng không có khả năng hình thành một thế bao vây đối với Hạng Vũ, Hạng Vũ cuối cùng cũng không vì sự lỡ bước về mặt chiến lược mà rơi vào cảnh “Tứ diện Sở ca”…
Việc thiếu nhãn quan chiến lược về mặt quân sự đối với Hạng Vũ trở thành một yếu tố cơ bản để hình thành sự thất bại trong cuộc chiến tranh Sở Hán. Nếu đem sự sai lầm về mặt chính trị và quân sự của Hạng Vũ mà so với sự tàn bạo của Hạng Vũ thì đương nhiên phải thừa nhận rằng, nguyên nhân thất bại quan trọng nhất của Hạng Vũ hoàn toàn không phải là sự tàn bạo.

Một hình ảnh của Hạng Vũ
Về mặt lý luận chúng ta đều thừa nhận chân lý: Mất lòng người là mất thiên hạ, được lòng người là được thiên hạ. Nhưng trong lịch sử chiến tranh Sở Hán đã cho chúng là thấy một chân lý nữa đó là: Tàn bạo không phải là nguyên nhân quan trọng dẫn tới thất bại của Hạng Vũ mà chí ít là so với sự ấu trĩ về mặt chính trị, sự bị động về mặt quân sự mà so sánh là như thế. Tại sao chúng ta lại thừa nhận việc chân lý đó không có tác dụng trong cuộc chiến tranh Sở Hán?
Thứ nhất: Tác dụng của sự tàn bạo bị đẩy về sau.
Được lòng người là được thiên hạ, mất lòng người là mất thiên hạ, điều đó là một chân lý đúng ở khắp nơi. Có điều chúng ta cũng cần phải rõ ràng, việc để cho lòng dân phát huy tác dụng cần phải có một quá trình. Nếu đổi thành một câu nói khác đi. Để lòng dân nhận viết được sự tàn bạo của giai cấp thống trị cần phải có một quá trình lịch sử dài. Sự tàn bạo của Hạng Vũ biểu hiện tập trung ở hai tình huống. Thứ nhất là chôn hết hàng quân của quân Tần, thứ hai là đối với những thành nào khó phá được sau khi phá xong thì đồ sát toàn thành. Phía trước tuy nhiên dẫn tới sự oán thù của dân chúng ở Quan Trung, nhưng nếu như đối với trăm họ mà nói, giết chết quân Tần rốt cuộc lại đưa đến lòng an ủi cho hạ. Việc sau tuy làm cho người ta căm giận nhưng đây không phải là hành động thường của Hạng Vũ. Suy cho cùng, làm cho Hạng Vũ tức giận mà đồ sát thành chẳng qua chỉ là phương thức để giải lòng oán hận cho mình. Chứ không phải là việc thường phát sinh. Bởi thế đại đa số dân chúng đều nhận thấy và chống lại sự tàn bạo của Hạng Vũ tất nhiên sẽ còn cần một quá trình nữa. Như việc tàn bạo mà đánh mất lòng dân để nảy sinh tác dụng còn cần phải một quá trình nữa chứ không thể nhanh chóng mà nảy sinh. Từ Tần Thủy Hoàng bạo chính cho tới sự diệt vong của Tần triều trải qua gần hơn mười lăm năm thời gian. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết Nhị Thế vẫn tiếp tục thi hành bạo chính, Bởi thế lòng dân mới dẫn tới tác dụng.
Thứ hai: Tác dụng trực tiếp của chính trị và quân sự
So với tác dụng của lòng dân việc sai lầm về mặt chính trị và quân sự luôn luôn trong một thời gian cực ngắn có thể nảy sinh ra ảnh hưởng rất lớn. Nếu như việc Hạng Vũ vào quan rồi mà tập trung lực lượng quân sự để giải quyết tập đoàn của Lưu Bang, nếu như trên yến Hồng Môn giết chết Lưu Bang thì nhưng hành động trong giây lát đó cũng có thể sản sinh tác dụng vô cùng lớn.
Nhưng mỗi lần nhắc tới sự thất bại của Hạng Vũ người ta đều đề cập tới sự tàn bạo của Hạng Vũ là tại sao? Người ta thường thích nói lại những chân lý mà người ta đã biết (bao gồm cả chân lí lòng dân và việc được mất thiên hạ). Người ta càng thích sử dụng những chân lý đã biết để giải thích những hiện tượng lịch sử. Ví như Hạng Vũ đã thất bại rồi, đã là người vô cùng tàn bạo, thế nên tàn bạo tự nhiên cũng trở thành nguyên nhân chính để chúng ta chọn cho sự thất bại của Hạng Vũ rồi !?
Lịch sử không đơn giản giống như chúng ta nghĩ! Chân lý cũng không phải là vạn năng. Chân lý đều có một phạm vi ứng dụng nhất định. Để phân tích sự kiện lịch sử đương nhiên phương pháp tốt nhất đó là phân tích cụ thể.
Hạng Vũ thích giết, là một người tàn bạo, đặc biệt là việc đồ sát thành là việc bị người ta chỉ trích nhất. Nhưng người ta gần như chỉ nhớ tới việc Hạng Vũ đồ sát mà không nhớ những ghi chép về việc đồ sát của Lưu Bang. “Sử ký. Cao tổ bản kỷ” chép rằng Bái Công cùng Hạng Vũ công thành đồ sát. Điều này đã ghi chép rõ ràng cho việc Lưu Bang và Hạng Vũ cùng nhau liên thủ công thành rồi tàn sát dân. Đối với ghi chép này người ta dường như mắc chứng mất trí nhớ tập thể. Đều đã quên hết.
Đồ sát toàn thành là một hành động trút giận, còn là một hành động uy hiếp thế nhưng hành động tàn sát kiểu như thế đều bị sự chỉ trích của mọi người. Lưu Bang không những trong cuộc chiến phản Tần từng tàn sát mà sau khi giết được Hạng Vũ cũng đã từng có ý tưởng tàn sát để trút giận.
Sau khi Hạng Vũ tự sát, vùng Tây Sở đều đầu hàng Lưu Bang chỉ có đất Lỗ là không chịu. Lưu Bang nghe được tin, ban đầu muốn dẫn đại quân tới để tàn sát sạch đất Lỗ, về sau mới thay đổi thái độ.
Lưu Bang đối với Hạng Vũ đều là truy sát hết đường, tuyệt không hề lưu tình, cho dù sau khi nghị hòa ở Hồng Câu Hạng Vũ tha cho Thái Công cùng Lữ Trĩ… Lưu Bang đều không để ý tới tín nghĩa, xóa bỏ hiệp nghị, truy sát Hạng Vũ. Vì sao đất Lỗ vẫn vì Hạng Vũ mà giữ vững, Lưu Bang tại sao lại thay đổi ý định ban đầu là đồ sát đất Lỗ ?
Nguyên nhân thực ra rất đơn giản. Lưu Bang sau khi diệt được Hạng Vũ, rõ ràng một việc đó là sự nghiệp lớn của mình đã đại công cáo thành, chuẩn bị trở thành khai quốc hoàng đế của vương triều Đại Hán rồi. Bây giờ Lưu Bang phải đối diện với “câu chuyện” sau thời đại Hạng Vũ.
Hạng Vũ bại vong tuyên cáo cho việc bắt đầu xưng đế của Lưu Bang, đối diện với một thời đại mới, trong việc tuyên truyền dư luận cần phải đề xướng những gì, đó mới chính là vấn đề cần được suy xét của Lưu Bang. Lưu Bang sau quá trình suy xét kĩ càng. Mới biết rằng việc đề xướng quan trọng nhất của mình chính là trung thành, chỉ có trung thành mới có thể làm cho chính quyền mới thành lập Đại Hán không gặp phải việc hình thành chư hầu cát cứ, thiên hạ phân loạn. Muốn đề xướng trung thành trước tiên phải từ chính bản thân mình, từ ngay bây giờ. Hạng Vũ ban đầu được nghĩa đế phong làm Lỗ Vương, Lỗ địa chính là đất mà trăm họ giữ vững cho Hạng Vũ, chính là việc biểu hiện sự trung thành với Hạng Vũ. Lưu Bang không thể làm cho mình vì sự nông nổi nhất thời mà phá hoại dư luận của một thời đại mới đang sắp tới. Đất Sở đều đầu hàng duy có Lỗ không đầu hàng. Không thể không phục tùng việc đề xướng trung thành.
Chính bởi sự suy xét cho tương lai, sự tính toán của mình mà Lưu Bang đã bỏ qua ý tưởng đồ sát dất Lỗ. Mà lấy đầu của Hạng Vũ để chiêu thị cho dân chúng trong Lỗ thành. Trăm họ trong thành mới tin thực Hạng Vũ đã chết, bỏ việc chống đối mà đầu hàng Lưu Bang.
Lưu Bang cũng là một người bình thường, cũng có đầy đủ thất tình lục dục. Bởi thế lúc phẫn nộ cũng muốn tàn sát. Nhưng Lưu Bang cao minh, cao minh cũng chính là ở chỗ biết dùng lí trí để trói buộc tình cảm của mình, nếu đem so với Hạng Vũ thì Hạng Vũ hiển nhiên là người vô cùng không lý trí. Chỉ giải quyết nhất thời.
Chỉ có cái “Dũng của kẻ thất phu” Là nguyên nhân thất bại của Hạng Vũ?
Từ khi Hàn Tín nói Hạng Vũ là người chỉ có cái “Dũng của kẻ thất phu” Lấy điều đó để đánh giá Hạng Vũ cũng không có hiếm người. Hạng Vũ có thực sự bở chỉ có cái “dũng của kẻ thất phu” mà thất bại không?
“Thất phu chi dũng” là từ được lấy từ “Mạnh tử. Lương Huệ Vương hạ”. Mạnh tử cho rằng: Tay nắm kiếm nhọn, trong miệng hô lớn “ai dám ngăn ta” đấy chỉ là cái dũng của kẻ thất phu vậy. “ đặc điểm của cái dũng ấy chính là “địch một người” hay chính là một người quyết đấu cùng địch.
Trong cuộc chiến tranh Sở Hán danh tướng Hàn Tín từng đánh giá Hạng Vũ rằng: Hạng Vũ người này chỉ cần quát một tiến lớn cả ngàn người đều sợ mà ngã xuống. Nhưng lại không biết dùng hiền tướng. Chỉ có cái dũng của kẻ thất phu mà thôi. Lời nói của Hàn Tín đánh giá Hạng Vũ chẳng qua chỉ là lời của một người mà thôi. Nhiều nhất cũng chỉ coi là một cách đánh giá Hạng Vũ. Thế nhưng một lời nói đó đã trở thành lý do quan trọng nhất mà người ta đánh giá Hạng Vũ cũng được coi là một sự tuyên án đối với bản án lịch sử Hạng Vũ. Điều này thực có phần không được hợp lý cho lắm!

Hàn Tín

Thứ nhất. Đó chỉ là lời của Hàn Tín, chưa chắc đã phù hợp với sự thực. Làm sao có thể trở thành một sự đánh giá chính xác được?
Thứ hai. Cho dù đánh giá của Hàn Tín cũng có lý do nhất định. Chẳng nhẽ người đời nay lại không được phép đánh giá lại nữa? Nếu như việc đánh giá đối với một nhân vật lịch sử chỉ có thể đứng ở trên sự đánh giá, kết luận của cổ nhân, thì cần có người đời nay để làm gì ? Nói lại lời của người xưa chẳng phải tốt hơn sao ?
Bởi thế. Đánh giá của Hàn Tín không thể cho là đánh giá duy nhất về Hạng Vũ được. Đặc điểm của cái dũng của kẻ thất phu chính là ở chỗ dựa vào sức lực của một người, khoe tài của một người. Đó chính là định nghĩa về cái dũng của kẻ thất phủ của “Mạnh Tử”
Việc hành sự của Hạng Vũ so với cái dũng của kẻ thất phu có một khoảng cách rất lớn.
Thứ nhất “Sử ký. Hạng Vũ bản kỷ” ghi chép việc thiếu thời của Hạng Vũ. Trong đó có một câu chuyện rất quan trọng chính là việc Hạng Vũ muốn học cách “địch vạn người” chứ không muốn học lấy kiếm chỉ để địch một người. Không học việc đơn đả độc đấu cũng chính nói rằng Hạng Vũ từ nhỏ đã không muốn chỉ dùng sức của một người mà muốn học việc chỉ huy binh mã để “địch vạn người” . “Địch vạn người” chính là thống soái thiên binh vạn mã, dùng sức mạnh của toàn quân để đánh bại địch.
Thứ hai. Trong ba trận chiến lớn nhất trong đời Hạng Vũ (Cự Lộc đại chiến, Bành Thành đại chiến, Huỳnh Dương hội chiến). Hạng Vũ không hề khoe cái tài của một người. 
Tiếu Chi (dịch từ "Hạng Vũ", tác giả Vương Lập Quần)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét