Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Lịch sử TQ và Việt Nam

01:43 20 thg 1 2010
Vùng đất Kinh là nơi sinh sống của người Sở bản xứ. Ban đầu nước Sở được cai trị bởi một vị quý tộc có mối quan hệ gần gũi với các vua nhà Chu, và kinh đô của nó đặt tại Đan Dương (nay thuộc huyện tỉnh Giang Tô). Trước khi nhà Chu mất quyền lực, lãnh thổ này được Chu Thành Vương nhà Tây Chu phong cho Hùng Dịch (熊绎) để lập thành một tiểu quốc chư hầu riêng. Hùng Dịch trở thành vua Sở đầu tiên.
Những năm đầu tiên, nước Sở rất thành công trong những chiến dịch quân sự mở rộng lãnh thổ. Sở nổi tiếng vì khả năng ép buộc và thu hút các nước khác gia nhập liên minh với họ. Từ một nước độc lập nhỏ ban đầu, Sở phát triển trở thành một đế chế rộng lớn và giàu mạnh so với chư hầu, thậm chí từng là một trong "Xuân Thu Ngũ bá" (春秋五霸). Đầu tiên, Sở củng cố quyền lực bằng cách thu hút các nước chư hầu nhỏ hơn thành các nước phụ dung của họ ở vùng Hồ Bắc; sau đó họ mở rộng ra phía bắc về phía Đồng bằng Hoa Bắc. Mối đe dọa từ nước Sở dẫn tới việc hình thành nhiều liên minh chống lại liên minh của họ; những liên minh đó đã thành công trong việc kìm chân nước Sở, và chiến thắng quan trọng đầu tiên của họ diễn ra tại trận Thành Bộc.
Sức mạnh của vương quốc này tiếp tục tồn tại tới tận sau thời Xuân Thu năm 481 TCN. Sở chiếm nước Sái (Cai) ở phía bắc năm 447 TCN. Trong thời Chiến Quốc, Sở dần gặp phải áp lực của nước Tần từ phía Tây. Tầm vóc và sức mạnh biến Sở trở thành một thành viên chính trong các liên minh chống lại Tần. Khi Tần bắt đầu lấn tới Sở, Sở buộc phải mở rộng ra phía nam và phía đông, sáp nhập các nền văn hóa địa phương ở đó. Năm 333 TCN, Sở và Tề phân chia và sáp nhập nước Việt gần bờ biển.
Tuy nhiên, tới cuối thời Chiến Quốc (khoảng cuối những năm 300 TCN), ưu thế của Sở dần mất đi. Sau nhiều cuộc tấn công của Triệu và Tần, cuối cùng Sở bị Tần khuất phục.
Năm 278 TCN, tướng Tần là Bạch Khởi dẫn quân tới kinh đô Dĩnh, với ý định xâm lược. Sau khi mất Dĩnh Đô, Trần (nay thuộc tỉnh Hà Nam) và Thọ Xuân (nay thuộc tỉnh An Huy) lần lượt trở thành kinh đô mới của vương quốc.
Bị mất đất phía tây, nước Sở dưới thời Xuân Thân QuânHoàng Yết làm thừa tướng chủ trương mở rộng sang phía đông. Năm 256 TCN, Sở diệt nước Lỗ.
Tuy có đất rộng người đông nhưng thực lực của Sở vẫn không so sánh được với nước Tần. Năm 223 TCN, tướng Tần là Vương Tiễn mang 60 vạn quân tiêu diệt nước Sở.
Sau khi đọc trang trên ,bạn nghĩ gì về nguồn gốc dân tộc Việt ? "Hùng Dịch" rồi đất "Kinh "....Phải chăng nguyên thủy của giống nòi ta là dân nước Sở ?
Nguồn gốc dân tộc dựa trên các truyefn thuyết nên sự xác minh sự thật rất khó ...  !
Môt tài liệu ghi chép về nước văn Lang như sau :
"

Tập tin:Van Lang 500 BCE.jpg

Nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương VươngThục Phán. Từ đây hình thành quan niệm dân gian coi nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và thường được sách báo nói tới 4000 năm văn hiến
Tuy nhiên theo bộ sử ký xuất hiện còn sớm hơn bộ ĐVSKTT là bộ Đại Việt sử lược vào thế kỷ 13 thì chép nước Văn Lang được thành lập bởi thủ lĩnh bộ tộc Văn Lang thu phục các bộ tộc Việt (15 bộ) khác vào khoảng thế kỷ 7 TCN cùng thời với vua Chu Trang Vương của nhà Chu - Trung Quốc. Ông lên ngôi xưng hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô tại Phong Châu - Phú Thọ
"
"
  • Đại Việt Sử Lược cũng chép rằng Văn Lang gồm 15 bộ, trong đó có 10 bộ giống tên như ĐVSKTT ghi trên đây (Giao Chỉ, Vũ Ninh, Việt Thường, Ninh Hải, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Cửu Đức, Văn Lang) và 5 bộ lạc với tên khác (Quân Ninh, Gia Ninh, Thang Tuyền, Tân Xương, Nhật Nam).
  1. bộ Văn Lang: thuộc Phú Thọ
  2. bộ Gia Ninh: thuộc Phú Thọ
  3. bộ Tân Xương: thuộc Vĩnh Phúc
  4. bộ Giao Chỉ: tương đương miền Hà Nội ngày nay và miền hữu ngạn sông Hồng
  5. bộ Vũ Ninh: tương đương Bắc NinhHải Dương ngày nay
  6. bộ Ninh Hải: tương đương miền nam Khâm Châu-Quảng Tây (Trung Quốc)
  7. bộ Thang Tuyền: tương đương nam Ung Châu-Quảng Tây (Trung Quốc)
  8. bộ Lục Hải: tương đương Quảng Ninh
  9. bộ Cửu Chân: thuộc Thanh Hóa
  10. bộ Quân Ninh: bắc Thanh Hóa
  11. bộ Hoài Nhan: tương đương vùng bắc Nghệ An (tức Diễn Châu đời nhà Đường)
  12. bộ Cửu Đức: tương đương nam Nghệ An và bắc Hà Tĩnh(tức Hoan Châu đời nhà Đường)
  13. bộ Việt Thường: thuộc Hà Tĩnh
  14. bộ Nhật Nam: nam Hoành Sơn (Hà Tĩnh)
  15. bộ Bình Văn: không rõ?
Các tài liệu nghiên cứu sau này cho rằng lãnh thổ nước Văn Lang bao gồm khu vực Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh HóaNghệ AnHà Tĩnh ngày nay, dựa trên các di tích văn hóa đồ đồng đã được phát hiện, thời kỳ Văn Lang của các vua Hùng tương ứng với thời kỳ văn hoá Đông Sơn (từ năm 2700 TCN - 2000 TC
Theo một số nghiên cứu mới đây dựa trên các đồ vật khảo cổ có liên quan đến phục trang của người Văn Lang, một số nhà sử học cho rằng thực chất văn hóa Văn Lang không chỉ nằm vỏn vẹn trong lòng Bắc bộ Việt Nam mà biên giới Văn Lang kéo dài đến bờ sông Dương Tử, có nghĩa là lãnh thổ Văn Lang trải dài từ bờ Nam sông Dương Tử cho đến các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay. Và cũng theo nghiên cứu nói trên, Văn Hóa Văn Lang là một nền văn hóa đa dạng và có nhiều ảnh hưởng đến văn hóa Trung Hoa từ trước thơi kỳ Tam Quốc khoảng 500 đến 1000 năm. Nhiều người cho rằng Người Việt cổ thời Văn Lang mặc khố và cởi  trần, nhưng theo những khảo cứu có cơ sở xác thực gần đây thì trang phục của người Việt cổ không phải như vậy Thời kỳ Văn Lang đã có sự phân hóa phục trang dựa trên giai cấp Đóng khố là hình thức ăn mặc của tầng lớp bình dân, nhưng trang phục của giới Quý tộc có nhiều điểm giống với trang phục của giới Quý Tộc Trung Hoa thời Tam Quốc nhưng sớm hơn thời kỳ này khoảng trên 500 năm

"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét