Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Phòng Trà

Phòng trà
12:56 11 thg 11 2011

Vào đầu  thập niên 60,phòng trà là đất sống giúp cho  tân nhạc phát triển mạnh mẽ khi mà radio ,đĩa hát chưa du nhập .Những phòng trà đầu tiên ở Hà Nội là Quán nghệ sĩ ,Thiên thai,ở Huế có Nhà hàng Tam Tinh ,quán Nghệ sĩ ,ở Sài gòn có nhà hàng Văn Cảnh,Đức Quỳnh ở Cao Thắng ,Trúc Lâm (nhà văn Mặc Thudduwowfng Ngô Tùng Châu…..
Với các nhạc sĩ ,ca sĩ miền Bắc như  Phạm Duy ,Kim Tiêu ,Ngọc Bảo ,Thương Huyền ,Mai Khanh…
Miền Nam với các ca sĩ : Anh Ngọc ,Mộc Lan ,Tâm vấn ,Nguyễn Hữu Thiết ,Ngọc Cẩm (Cha và mẹ của ca sĩ Hồng Hạnh )
Với các bài hát như Biệt Ly, Con Thuyền Không Bến, Bản Đàn Xuân, Bẽ Bàng, Buồn Tàn Thu.
Các phòng trà lúc đó là nơi phổ biến những ca khúc mới mẻ như Tiếng Sáo Thiên Thai, Phố Buồn, Mùa Thu Paris... và đào tạo thế hệ ca sĩ thứ ba : Lệ Thanh, Kim Chi, Thu Hương, Thanh Thúy, Kim Vui, Thanh Lan (bà Cao Xuân Vỹ)
Sau năm 1964,khi Mỹ đổ bộ vào Miền Nam ,Các phòng trà mọc lên như nấm nhầm phục vụ vui chơi giải trí cho quân đội VNCH và Mỹ ,cùng giới tư sản ,tầng lớp trên dư gỉả tiền của . Có ba nơi rất đông khách :
-Phòng trà TỰ DO, với ban nhạc Blue Notes và các ca sĩ thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba;
-Phòng trà RITZ, với chủ nhân là Jo Marcel -- một người không những hát hay mà còn giỏi về kỹ thuật âm thanh -- nơi ra mắt của thế hệ ca nhạc sĩ thứ tư như ban nhạc
The Dreamers và Julie Quang trong bản Mùa Thu Chết;
-Phòng trà QUEEN BEE với ban nhạc Shotguns, nhờ tài ''lăng xê'' ca sĩ của Ngọc Chánh, trở thành nơi xuất hiện của những giọng ca mới như Lệ Thu, nổi tiếng qua bài Ngậm Ngùi.
Nhà Hàng MAXIM'S (rạp Majestic cũ) đường Tự Do, có ăn uống và nghe nhạc cũng thành công với những tiết mục ca-vũ, phần ca do hai ba thế hệ ca sĩ thay nhau tới hát, phần vũ do Hoàng Thi Thơ và Trịnh Toàn phụ trách. Hai nơi có vẻ trí thức nhất là Phòng Trà KHÁNH LY, mang tên cô ca sĩ, người giới sinh viên gọi là ''nữ hoàng chân đất'', khởi sự ca hát từ Quán VĂN rồi sau khi bước vào thế giới âm thanh với nhạc Trịnh Công Sơn, nghiễm nhiên trở thành chủ phòng trà. Cuối cùng là ĐÊM MẰU HỒNG và ban Thăng Long, với nghệ thuật ca diễn càng ngày càng vững chãi.
Những em bé trong ban Việt Nhi do nhạc sĩ Nguyễn Đức thành lập và hoạt động từ lâu tại các Đài Phát Thanh, nay đã lớn và trở thành thế hệ ca sĩ thứ năm của phòng trà hay sân khấu với những cái tên giống nhau như Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm...
Vào cuối thập niên 60, đi nghe nhạc tại phòng trà là cái mốt của thời đại. Vô phòng trà là bước vào cõi tình và cõi thơ “(  Hồi ký  Phạm Duy )
Sau năm 75,các phòng trà bị đóng cửa ,cho đến năm 1986,các sân khấu ca nhạc nở rộ ở Saì gòn nở rộ như “126” đường Võ Thị Sáu ,”sân khấu Trống đồng ” ở CMT8
Các quán Nghệ sĩ ra đời ,ở nhà VHTN số 4 Duy Tân ,số 25 Phạm Ngọc Thạch ,ở Phú Nhuận ,…
Bước sang thập niên 90 ,các phòng trà giống trước đây mọc trở lại ,hình thức tổ chức giống trước đây ,có quầy bar phục vụ giải khát ,khán phòng nhỏ chứa khoảng hơn 100 khách ….hát theo “gu” âm nhạc  riêng như M & tôi ,Tiếng tơ đồng ,Đồng Dao, ATB (của ca sĩ Ánh Tuyết ),phòng trà Duy Quang ,….
Hoạt động của phòng trà không giống với sân khấu ca nhạc ,tổ chức theo chủ đề hàng tháng hoặc từng đêm diễn thường hát những bài hát từng vang dội một thời,),PT luôn tạo được không gian ấm cúng gần gũi giưa ca sĩ và khán giả nên kén khán giả phần lớn là người lớn tuổi hoài niệm về một thời đã qua hay những người trẻ thích nhạc xưa …
Tôi rất vui khi nghe thấy ,hiện nay ,ở Hà Nội ,2 phòng trà hoạt động khá sôi nổi chất lượng âm thanh và chương trình khá hay là “Không gian âm nhạc ” của đạo diễn Việt Tú hoặc “Music on the roof” của êkip nhạc sĩ Huy Tuấn diễn ra hàng tháng tại Hà nội .
Tháng 7 vừa rồi ,sô diễn “Cầm tay mùa hè “với 3 ca sĩ chính Thanh Lam-Hà Linh –Uyên Linh  thành công và diễn tiếp một  đêm tại nhà hát Hoà bình TPHCM
Các  phòng trà hiện nay hoạt động khá sôi nổi ,trang bị âm thanh hiện đại … thế nhưng khán giả lại thích các đêm diễn mộc mạc với Lê Cát Trọng Lý ,Tùng Dương,…chỉ với 1 cây đàn Guitar hay Mandoline,….
Nữ hoàng phòng trà” là biệt danh mà khán giả hải ngoại và Sài Gòn yêu mến dành tặng cho nữ ca sĩ gốc Bình Dương, sinh ra ở Hà Nội nhưng sinh sống và lập nghiệp tại TP Hồ Chí Minh: Quỳnh Lan.
Gợi lại không gian âm nhạc vàng son của nhiều thập niên trước như “Ca khúc da vàng NS Trịng Cộng Sơn , “Làn sóng xanh “ của đài Phát Thanh TPHCM,….
 Phòng trà Tiếng xưa với các kịch bản cải lương được dàn dựng lại với phiên bản tân nhạc mới lạ diễn hàng đêm tại (442 Cao Thắng Q.10, TP.HCM) với các vở nhạc kịch :Nửa đời hương phấn ,Trầu cau, Chuyện tình Lan và Điệp, Đá trông chồng, Tống biệt Thiên thai, Trương Chi Mỵ Nương
Rất mong …ngày càng có nhiều sân khấu ca nhạc có trình độ thẫm mỹ cao ,nâng dần thị hiếu âm nhjac của giới trẻ .Nhiều lúc nghe hs hát …tôi thấy lo ngại ….khoảng cách từ cảm xúc giản đơn …thường thường đến tầm thường …suy tư nông cạn , hời hợt …của lớp trẻ  không xa lạ gì ….!!!!!
(Viết lại theo trí nhớ ,số năm có thể sai lệch ….vài năm thôi )
 
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét